Với nghề nguội, trong quá trình làm việc người thợ sẽ cần sử dụng nhiều loại trang thiết bị và dụng cụ khác nhau để thực hiện việc gia công, lắp ráp các sản phẩm cơ khí. Nếu bạn là học viên nghề này thì cùng Tuyencongnhan.vn tìm hiểu những đồ nghề không thể thiếu cho công việc của 1 thợ nguội nhé!
► Những trang thiết bị thợ nguội thường dùng
– Bàn nguội
Bàn nguội là nơi người thợ thực hiện công việc gia công của mình. Về yêu cầu, bàn nguội phải được gia công chắc chắn, không bị xê dịch trong quá trình làm việc và có ngăn kéo để cất dụng cụ. Hiện có 2 loại bàn nguội là:
2 loại bàn nguội | Ưu điểm | Nhược điểm |
Bàn nguội đơn
(Dùng cho 1 người làm việc)
|
→ Trong quá trình làm việc, thợ nguội sẽ không bị ảnh hưởng lẫn nhau, nhất là những công việc đòi hỏi độ chính xác cao như lấy dấu… | → Trang bị tốn kém, tốn nhiều diện tích |
Bàn nguội kép
(Dùng cho 2 người trở lên cùng gia công) |
→ Chắc chắn, ít tốn diện tích, đỡ tốn kém chi phí mua sắm bàn nguội | → Vì nhiều thợ cùng làm việc nên dễ gây rung động, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của nhau |
– Êtô
Êtô chính là dụng cụ gá dùng để kẹp chặt vật cần gia công. Êtô gồm: êtô nguội và êtô máy được lắp trên máy phay, khoan…
Về êtô nguội, có 3 kiểu khác nhau:
• Êtô chân: có chân dài – được gắn chặt vào chân bàn nguội nhờ bộ phận giữ kẹp.
• Êtô tay: dùng để kẹp và giữ vật gia công có kích thước nhỏ, thường cầm tay
• Êtô song hành: được gá trên bàn nguội nhờ lỗ bulông trên mặt đế, 2 má kẹp của êtô luôn song song với nhau và kẹp tiếp xúc với vật gia công. Đây là loại êtô dùng nhiều trong gia công các chi tiết chính xác.
* Hướng dẫn sử dụng êtô bàn:
→ Chọn vị trí đứng phù hợp, đặt chân phải thẳng với đường tâm êtô, người thẳng sao cho khi duỗi tay phải chạm được vào phần má kẹp êtô.
→ Mở má kẹp êtô: dùng tay phải nắm chặt đầu dưới tay quay, thực hiện việc quay ngược chiều kim đồng hồ và mở má kẹp ra một khoảng rộng hơn vật gia công.
→ Kẹp vật chặt: đặt vật gia công vào giữa 2 má kẹp sao cho vật nằm trên mặt phẳng ngang, cao hơn má kẹp 10mm. Sau đó quay tay quay theo chiều kim đồng hồ để kẹp vật lại. Lưu ý cần kiểm tra lại và điều chỉnh vật gia công đúng vị trí.
→ Tháo vật kẹp: quay tay quay từ từ – nới lỏng má kẹp 1 chút, đảm bảo vật kẹp không bị rơi -> lấy vật gia công ra -> quay tay tay theo ngược chiều kim đồng hồ.
→ Bảo dưỡng êtô: dùng bàn chải vệ sinh những góc êtô bám bụi, tra dầu vào những chỗ cần thiết.
→ Đóng các má kẹp lại: vặn tay quay theo chiều kim đồng hồ đóng má kẹp lại, lưu ý để 2 má kẹp cách nhau 1 khoảng nhỏ, phần tay quay thẳng xuống phía dưới.